Hệ Thống Giao Thông Tại Đức
Đối với các bạn du học sinh, phương tiện giao thông gắn liền với cuộc sống hằng ngày của các bạn. Mỗi một quốc gia sẽ có một hệ thống giao thông riêng biệt. Vì lẽ đó, việc hiểu rõ hệ thống giao thông công cộng sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong quãng thời gian đầu sinh sống tại Đức. Hãy cùng theo chân SAHA Education tìm hiểu về Hệ Thống Giao Thông Tại Đức nhé.
1. Các loại phương tiện giao thông công cộng tại Đức
Hệ thống giao thông công cộng của Đức có nhiều loại phương tiện công cộng khác nhau, mỗi loại sẽ được sử dụng với các mục đích riêng biệt. Để có thể lựa chọn được phương tiện phù hợp nhất với mọi người, SAHA sẽ giới thiệu đôi nét về các loại phương tiện giao thông công cộng của Đức.
1. S-Bahn
S-Bahn là tên viết tắt của Schnellbahn hoặc Statdschnellbahn (đường sắt nhanh thành phố). Đây là phương tiện giao thông công cộng nhanh nhất hiện nay tại Đức. Được dùng để di chuyển giữa nội thành và ngoại ô, nối các khu vực ngoại ô với trung tâm thành phố. Tại các nhà ga, S-Bahn được ký hiệu bằng 1 chữ “S” màu trắng nền xanh.
S-Bahn trực thuộc Công ty điều hành đường sắt Đức (Deutsche Bahn). Hiện nay, mạng lưới S-Bahn của Berlin bao gồm 15 tuyến và gần 170 ga tàu. Tổng chiều dài của hệ thống S-Bahn tại Berlin có chiều dài khoảng 330 km bao phủ trung tâm thành phố và khu vực ngoại ô Berlin. Có thể nói rằng, S-Bahn chính là nền tảng của hệ thống giao thông công cộng của Berlin bởi hệ thống này kết nối tất cả các tuyến tàu đến trung tâm Berlin. Mỗi chuyến S-Bahn sẽ cách nhau 10 phút vào giờ cao điểm và 20 phút vào những thời điểm khác. S-Bahn là lựa chọn tốt nhất để đi những quãng đường dài.
S-Bahn trực thuộc Công ty điều hành đường sắt Đức (Deutsche Bahn). Hiện nay, mạng lưới S-Bahn của Berlin bao gồm 15 tuyến và gần 170 ga tàu. Tổng chiều dài của hệ thống S-Bahn tại Berlin có chiều dài khoảng 330 km bao phủ trung tâm thành phố và khu vực ngoại ô Berlin. Có thể nói rằng, S-Bahn chính là nền tảng của hệ thống giao thông công cộng của Berlin bởi hệ thống này kết nối tất cả các tuyến tàu đến trung tâm Berlin. Mỗi chuyến S-Bahn sẽ cách nhau 10 phút vào giờ cao điểm và 20 phút vào những thời điểm khác. S-Bahn là lựa chọn tốt nhất để đi những quãng đường dài.
2. U-Bahn
U-Bahn là tên viết tắt của Untergrundbahn (nghĩa là tàu điện ngầm) trong tiếng Đức. Tại các nhà ga, U-Bahn có biểu tượng là chữ “U” màu trắng trên biển hiệu màu xanh.
Tại Berlin, U-Bahn có 10 tuyến tàu chạy dọc theo mạng lưới tàu ngầm có chiều dài 146 km và 173 nhà ga. Hầu hết các tuyến tàu U-Bahn đều hoạt động ngầm dưới lòng đất, tuy nhiên vẫn có 1 số tuyến tàu chạy trên đường ray trên mặt đất. Dấu hiệu nhận biết U-Bahn là những đoàn tàu màu vàng đặc trưng.
Tuyến U-Bahn đầu tiên tại Đức được đưa vào hoạt động vào năm 1902 tại Berlin. Từ đó, mạng lưới này được mở rộng và dần trở thành mạng lưới lớn nhất nước Đức.
Trên thực tế, U-Bahn chỉ có mặt tại tại 4 thành phố lớn của Đức, bao gồm: Berlin, Hamburg, Munich và Nuremberg. Và là phương tiện di chuyển nhanh chóng nhất giữa 4 thành phố này với nhau. Mỗi chuyến tàu U-Bahn sẽ cách nhau từ 5 đến 10 phút và giờ cao điểm.
Tại Berlin, U-Bahn có 10 tuyến tàu chạy dọc theo mạng lưới tàu ngầm có chiều dài 146 km và 173 nhà ga. Hầu hết các tuyến tàu U-Bahn đều hoạt động ngầm dưới lòng đất, tuy nhiên vẫn có 1 số tuyến tàu chạy trên đường ray trên mặt đất. Dấu hiệu nhận biết U-Bahn là những đoàn tàu màu vàng đặc trưng.
Tuyến U-Bahn đầu tiên tại Đức được đưa vào hoạt động vào năm 1902 tại Berlin. Từ đó, mạng lưới này được mở rộng và dần trở thành mạng lưới lớn nhất nước Đức.
Trên thực tế, U-Bahn chỉ có mặt tại tại 4 thành phố lớn của Đức, bao gồm: Berlin, Hamburg, Munich và Nuremberg. Và là phương tiện di chuyển nhanh chóng nhất giữa 4 thành phố này với nhau. Mỗi chuyến tàu U-Bahn sẽ cách nhau từ 5 đến 10 phút và giờ cao điểm.
3. Tram (Straßenbahn)
Straßenbahn (hay còn được biết đến với cái tên Tram) là 1 loại phương tiện di chuyển khá xa lạ với các bạn sinh viên Việt Nam khi lần đầu sang Đức. Tuy nhiên, Straßenbahn là phương tiện di chuyển rất phổ biến của người Đức. Tại nhiều thị trấn, thành phố đều có sự xuất hiện của Straßenbahn, có thể nói đây là phương tiện giao thông công cộng phổ biến tại quốc gia này. Straßenbahn là phương tiện chạy trên đường ray cố định trên mặt đất.
Straßenbahn có một lịch sử rất lâu đời. Vào năm 1881, tại Groß-Lichterfeld - một phần của Berlin ngày nay, tuyến Groß-Lichterfeld đầu tiên trên thế giới bắt đầu đi vào hoạt động. Trái với xu hướng dần biến mất của nhiều tuyến Straßenbahn tại Mỹ hay Anh do sự xuất hiện của ô tô và xe buýt thì Straßenbahn tại Đức vẫn còn được sử dụng mạnh mẽ đến tận ngày nay.
Straßenbahn có một lịch sử rất lâu đời. Vào năm 1881, tại Groß-Lichterfeld - một phần của Berlin ngày nay, tuyến Groß-Lichterfeld đầu tiên trên thế giới bắt đầu đi vào hoạt động. Trái với xu hướng dần biến mất của nhiều tuyến Straßenbahn tại Mỹ hay Anh do sự xuất hiện của ô tô và xe buýt thì Straßenbahn tại Đức vẫn còn được sử dụng mạnh mẽ đến tận ngày nay.
4. Bus
Xe buýt không chỉ là phương tiện đi lại được sử dụng nhiều tại Đức mà còn đóng vai trò cứu cánh cho mọi người khi các phương tiện khác không còn hoạt động. Vào ban đêm tại các thành phố nhỏ hơn, xe buýt sẽ là lựa chọn tuyệt vời khi các hình thức vận tải khác đã dừng hoạt động.
Các trạm chờ xe buýt được phân bổ rộng rãi ở khắp mọi nơi, trung bình mỗi trạm sẽ cách nhau khoảng 300m và được ký hiệu bằng chữ “H” màu xanh lá cây trên nền vàng. (Chữ H là có nghĩa là Haltestelle - điểm dừng).
Các trạm chờ xe buýt được phân bổ rộng rãi ở khắp mọi nơi, trung bình mỗi trạm sẽ cách nhau khoảng 300m và được ký hiệu bằng chữ “H” màu xanh lá cây trên nền vàng. (Chữ H là có nghĩa là Haltestelle - điểm dừng).
5. Xe lửa nhẹ (Die Stadtbahn)
Đối với các thành phố không có hệ thống U-Bahn, họ sẽ xây dựng hệ thống đường sắt hạng nhẹ có tên gọi “Stadtbahn” (hay đường sắt thành phố). Stadtbahn cung cấp một giải pháp thay thế rẻ hơn cho việc xây dựng một hệ thống ngầm hoàn chỉnh như tại Berlin. Ký hiệu của hệ thống có chữ “U” màu trắng với nền xanh tương tự như các tuyến U-Bahn tại Đức. Bằng cách sử dụng hệ thống đường sắt tách biệt với giao thông đường bộ và xe điện, Stadtbahn sẽ cung cấp 1 dịch vụ vận tải nhanh hơn các xe điện thông thường.
2. Các loại vé của hệ thống giao thông Đức
Để sử dụng được các phương tiện trên, các bạn nên có những loại vé phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Sau đây là 5 loại vé phổ biến của hệ thống giao thông của Đức.
- Vé dành cho chuyến đi ngắn (Kurzstrecke): Đây là loại vé có giá trị cho 2 đến 3 điểm dừng trên cùng 1 hình thức vận chuyển, tức là trong quá trình di chuyển, các bạn sẽ không được phép đổi tàu.
- Vé đơn (Einzelfahrt): Các loại vé đơn thông thường sẽ có giá trị trong 1 khoảng thời gian nhất định (đa phần sẽ là 90 phút). Với loại vé này các bạn có thể thay đổi phương tiện di chuyển nhiều lần nếu cần thiết để hoàn thành chuyến đi của mình. Tuy nhiên, vé đơn sẽ không phù hợp với các chuyến đi khứ hồi nhé. Đặc biệt, khi sử dụng loại vé này, các bạn phải sử dụng ở trong các khu vực hợp lệ.
- Vé ngày (Tageskarte): Với loại này, các bạn sẽ được phép đi lại không giới hạn trong các khu vực được chỉ định trong cả ngày hoặc trong khoảng thời gian 24 giờ. Các bạn không cần phải lo lắng mình sẽ bị quá thời gian quy định bởi trên vé sẽ hiển thị chính xác thời điểm vé của mọi người hết hạn. Một điều thú vị về vé ngày chính là mọi người có thể di chuyển đến 2 hoặc 3 giờ sáng ngày hôm sau để có thể về nhà trong trường hợp mọi người có 1 buổi tối đi chơi.
- Vé tuần (Wochenkarte): Đây là loại vé có giá trị 7 ngày trong các khu vực được chỉ định.
- Vé nhóm theo ngày (Gruppentageskarte): Nếu các bạn đang có chuyến đi với số lượng từ 3 người trở lên, đây sẽ là loại vé phù hợp và tiết kiệm dành cho mọi người. Vé nhóm theo ngày sẽ có giá trị cho nhóm có từ 5 người trở xuống. Mọi người sẽ được phép đi lại không giới hạn trong vòng 1 ngày hoặc 24 giờ tại các khu vực được chỉ định.
3. Kết luận
Như vậy mọi người đã cùng SAHA Education tìm hiểu về Hệ Thống Giao Thông Tại Đức. Chúng mình hy vọng rằng bài viết có thể cung cấp các thông tin hữu ích và giúp đỡ mọi người trong quãng thời gian đầu tại Đức nhé!