Đang tải...
 

Những Trò Lừa Đảo Phổ Biến Trong Hồ Sơ Định Cư Mỹ

Những Trò Lừa Đảo Phổ Biến Trong Hồ Sơ Định Cư Mỹ

Những Trò Lừa Đảo Phổ Biến Trong Hồ Sơ Định Cư Mỹ

Trong quá trình xử lý hồ sơ, sẽ có rất nhiều những trò lừa đảo đánh vào tâm lý lo lắng, mong muốn hồ sơ được xử lý an toàn, không xảy ra bất trắc gì của Quý Khách hàng. Đặc biệt là đối với những Quý Khách hàng chỉ sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai.
Sẽ có rất nhiều trò lừa đảo nhắm vào những cá nhân làm hồ sơ ở mọi bước xử lý hồ sơ. Để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”, hãy cùng SAHA tìm hiểu Những Trò Lừa Đảo Phổ Biến Trong Hồ Sơ Định Cư Mỹ nhé!

Đóng Giả Công Chứng Viên

Một trong những trò lừa đảo phổ biến và đã kéo dài dai dẳng từ rất lâu là việc những người lừa đảo đóng giả làm công chứng viên yêu cầu Quý Khách hàng nộp các giấy tờ bổ sung và tiền phí. Thế nhưng, những giấy tờ này sẽ không bao giờ được nộp hoặc họ sẽ làm thủ tục xin trợ cấp dù biết Quý Khách hàng không đủ điều kiện. Trong trường hợp nhẹ, Quý Khách chỉ bị mất tiền. Trường hợp nặng nề hơn, Quý Khách có thể bị kiểm duyệt lại hồ sơ.
Một trong những thủ thuật của họ là họ tự gọi mình là công chứng viên. Ở Mỹ Latinh và châu Âu, một công chứng viên thường là người có trình độ chuyên môn cao và là người có bằng thực hành luật. Tuy nhiên, ở Mỹ, một công chứng viên công chỉ là người được cấp phép để công chứng giấy tờ. Nên, khi Quý Khách nghe một cuộc gọi từ một công chứng viên nào đó yêu cầu bổ sung giấy tờ, Quý Khách nên hết sức cảnh giác.
Theo USCIS, chỉ có 2 chức danh mới có thể được phép cung cấp những dịch vụ pháp lý cho hồ sơ của Quý Khách hàng. Đó là những luật sư có bằng hành luật ít nhất tại một tiểu bang. Hoặc những chuyên viên được DOJ cấp phép hoạt động.

Mạo Danh Chính Phủ

Một trong những hình thức lừa đảo phổ biến khác đó là mạo danh trang web và những người có nhiệm vụ trong các văn phòng chính phủ. Điển hình là mạo danh nhân viên của USCIS hoặc ICE (Immigration and Custom Enforcement).
Những kẻ lừa đảo sẽ đóng giả là nhân viên của USCIS hoặc ICE để gọi, gửi mail và thậm chí là đến thăm Quý Khách hàng để thông báo rằng Quý Khách hàng đang gặp trục trặc trong hồ sơ. Họ sẽ đưa ra đề nghị sẽ hỗ trợ Quý Khách hàng sửa chữa trục trặc bằng một khoản phí. Họ sẽ đe dọa rằng tình huống đó sẽ khiến Quý Khách bị rớt hồ sơ, hồ sơ bị từ chối và thậm chí bị trục xuất.
Thông thường, những kẻ lừa đảo sẽ thường tập trung vào việc chuyển tiền nhanh. Chúng sẽ đưa ra những thông tin căn bản của Quý Khách như tên tuổi, ngày tháng năm sinh, mã số an sinh xã hội và địa chỉ để lấy lòng tin và lừa gạt tiền của khách hàng.
Dưới đây là những trường hợp lừa đảo được báo cáo trong những năm gần đây:

Cuộc gọi lừa đảo:

nạn nhân sẽ nhập được một cuộc gọi từ hotline của DHS hoặc USCIS (số điện thoại thật đã được ẩn). Họ sẽ tự xưng là nhân viên từ USCIS hoặc DHS để hỏi nạn nhân thông tin và nhắc nhở nạn nhân đóng phí. Tuy vậy, Quý Khách hãy hết sức lưu ý. USCIS sẽ không bao giờ hỏi thông tin cá nhân qua điện thoại và DHS sẽ chỉ dùng hotline để kết nối các phòng ban, không giải quyết những vấn đề của khách hàng.

Đe dọa trục xuất:

một trong những trường hợp phổ biến là đe dọa trục xuất. Những kẻ lửa đảo sẽ đóng giả là nhân viên của ICE, gõ cửa nhà của những người nhập cư mới, đưa họ biên bản trục xuất, hoặc chặng đường họ ngay trên đường, đe dọa sẽ trục xuất họ nếu họ không chi trả từ hàng trăm đến hàng ngàn đô-la. Cơ quan ICE thật sự sẽ không bao giờ cho phép Quý Khách được miễn lệnh bắt giam, trục xuất bằng cách đóng tiền. Quý Khách hàng hãy hết sức lưu ý. 

Lừa đảo trúng visa:

Hằng năm, chính phủ Mỹ sẽ tổ chức sổ xố để bóc thăm ngẫu nhiên những trường hợp có được visa. Những kẻ lừa đảo sẽ dựa vào điều này để lừa đảo nạn nhân rằng họ đã trúng được visa Mỹ. Sau đó, họ yêu cầu nạn nhân chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng để bắt đầu quá trình nộp đơn visa. Tuy vậy, trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền sẽ không bao giờ làm như vậy.

Lừa đảo website:

đây là một chiêu trò hết sức tinh vi. Nạn nhân sẽ bị dẫn dắt và nộp tài liệu và đóng phí qua những trang web có logo, giao diện và địa chỉ tương tự như văn phòng chính phủ chính thức. Những trang web giả mạo này sẽ khiến nạn nhân tin rằng, mình đang đóng phí cho USCIS. Các trang web lừa đảo đôi khi cũng yêu cầu nộp các biểu mẫu nhập cư trực tiếp cho USCIS, khiến nạn nhân tin rằng giấy tờ nhập cư của họ đang được chính phủ xử lý trong khi thực tế các biểu mẫu này sẽ không bao giờ được gửi đi.

5 Cách Tránh Bị Lừa Đảo

Để hạn chế tối đa việc rơi vào những tình huống lừa đảo, Quý Khách có thể theo dõi những dấu hiệu dưới đây:

Thông tin nào quá tốt có thể không phải là sự thật:

có thể lấy ví dụ là nếu như Quý Khách hàng không có đủ điều kiện để nhận được thẻ xanh. Thế nhưng luật sư tư vấn lại bảo, điều đó không là vấn đề. Quý Khách nên đặt nghi vấn ngay, bởi vì đó có thể là lừa đảo. Tương tự như chuyện, Quý Khách sẽ tránh được việc bị trục xuất bằng cách nộp cho ICE một khoảng tiền vài trăm cho tới hàng ngàn đô-la vậy.

Không có bất cứ ưu tiên nào:

Những đội luật sư chuyên nghiệp đều hiểu rõ, mỗi trường hợp hồ sơ khách hàng đều là độc nhất và sẽ hoàn toàn không có bất cứ ưu tiên nào cho bất cứ đương đơn nào. Chính vì vậy, nếu Quý Khách hàng được nhận lời đề nghị cực kỳ hấp dẫn như hồ sơ giải quyết nhanh, thẻ xanh về nhanh thì đó có khả năng cao là lừa đảo.

Không có bất cứ lời giải thích nào về quy trình hồ sơ:

Thông thường những kẻ lừa đảo thường đưa ra những cam kết cực kỳ đơn giản như Quý Khách hàng sẽ nhận được thẻ xanh hoặc thẻ đi làm. Họ sẽ yêu cầu Quý Khách đưa giấy tờ hoặc thông tin cá nhân mà không đưa ra bất cứ giải thích nào về quy trình hồ sơ hoặc là tư vấn kỹ càng cho Quý Khách về điều kiện ban đầu.

Hoạt động theo cách mà chính phủ sẽ chẳng bao giờ làm:

đầu tiên, bất cứ trang web nào của chính phủ hay email đều luôn có đuôi “.gov”. Nếu bất cứ trang web hay email nào không có định dạng như vậy, có khả năng lớn là lừa đảo. Theo đó, USCIS sẽ không bao giờ gọi cho Quý Khách để yêu cầu thông tin về trường hợp hồ sơ.

Những hình thức thanh toán kỳ lạ:

chỉ có kẻ lừa đảo mới đưa ra những hình thức thanh toán kỳ lạ, như là thông qua Western Union, PayPal và thậm chí là thẻ quà tặng iTunes. Thực tế, USCIS có một hướng dẫn nộp phí rõ ràng. Nếu như hồ sơ quý khách gặp trục trặc trong vấn đề thanh toán, USCIS sẽ gửi lại Quý khách đơn đăng ký để Quý Khách nộp lại, chứ sẽ không bao giờ có tình trạng gọi hoặc email lại để yêu cầu thanh toán. Chỉ có một vài địa chỉ đặc biệt để Quý Khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng để Quý khách thanh toán phí hồ sơ. Tuy vậy, sẽ không có nơi nào trao đổi với Quý Khách về những thông tin đó qua điện thoại hay email.

Báo Cáo Lừa Đảo

Nếu Quý Khách hàng là nạn nhân lừa đảo hoặc đang liên hệ với ai đó Quý Khách cho rằng họ đang lừa đảo. Quý Khách nên báo cáo ngay lập tới đến cả cơ quan có thẩm quyền ở tiểu bang và liên bang.
Nếu như Quý Khách nhận được email đáng ngờ, đừng phản hồi nhưng hãy gửi nó đến địa chỉ
USCIS.Webmaster@uscisu.dhs.gov để họ có thể kiểm tra.
Báo cáo trường hợp lừa đảo sẽ không ảnh hưởng đến hồ sơ của Quý Khách. Quý khách có thể lựa chọn làm việc này một cách ẩn danh. Đây là một việc làm đúng đắn để chính phủ có thể ngăn chặn được nhiều tội phạm lừa đảo trong tương lai.
Quý Khách có thể tránh những trường hợp lừa đảo bằng việc hãy luôn cảnh giác và làm mọi thứ đúng theo luật định. Làm như vậy sẽ giúp quy trình hồ sơ của Quý Khách được trơn tru và sẽ không phải chi trả bất cứ khoản phụ thu nào.

Kết Luận

Như vậy, Quý Khách hàng đã cùng SAHA tìm hiểu về Những Trò Lừa Đảo Phổ Biến Trong Hồ Sơ Định Cư Mỹ . Mong rằng, thông qua bài viết này, Quý Khách sẽ có thêm nhiều mẹo để cảnh giác với những thủ thuật lừa đảo ngày càng tinh vi. Từ đó, luôn luôn cảnh giác để quá trình làm hồ sơ được thuận lợi và an toàn, tránh tiền mất tật mang.

 
 

đọc thêm

Bài viết liên quan

  • Uy tín hàng đầu Sản phẩm độc quyền

  • Miễn phí vận chuyển Nội thành TP.Hồ Chí Minh

  • Giao hàng tận nơi Thu tiền tận nhà

  • Thanh toán linh hoạt Thanh toán sau (COD)

TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat ngay để nhận tư vấn
Gọi ngay để được tư vấn